Đỉnh Đồng Là Gì?

Bày trí đỉnh đồng

Đỉnh đồng tuy là vật phẩm thờ cúng quen thuộc trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt nhưng không phải ai cũng hiểu được đỉnh đồng có ý nghĩa gì. Tại sao trên bàn thờ gia tiên lại đặt đỉnh đồng? Bài viết dưới đây của Gốm Sứ Bát Tràng Đoàn Quang sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến đỉnh đồng.

Đỉnh đồng
Đỉnh đồng có ý nghĩa gì? (Ảnh: Internet)

Trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam, mỗi vật phẩm được đặt tên bàn thờ đều có những ý nghĩa thiêng liêng khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu ý nghĩa của các vật phẩm này sẽ giúp bạn phần nào lĩnh hội được sự sâu sắc của phong tục thờ cúng. Ở những bài viết trước, chúng tôi đã nói về khám thờ thì ở bài viết này, chúng tôi tiếp tục chia sẻ kiến thức về đỉnh đồng. Mời bạn cùng theo dõi.

Danh mục bài viết

Đỉnh đồng là gì?

Đỉnh đồng có nơi gọi là lư đồng, lư hương. Đây là một loại vật phẩm thời cúng không thể thiếu trên bàn thời gia tiên của các gia đình. Đỉnh đồng được tạo ra bằng chất liệu đồng nguyên chất. Thậm chí, một số gia đình có điều kiện sử dụng kết hợp các kim loại quý như bạc, vàng, đồng đổ, đồng đen để tạo ra các loại đỉnh thờ cúng. Những loại đồng được làm bằng kim loại quý thường được gọi bằng những cái tên khác như đỉnh đồng vàng, đỉnh đồng tam khi, đỉnh đồng ngũ sắc…

Cấu tạo của một chiếc đỉnh đồng hoàn thiện sẽ gồm 5 bộ phận:

  • Thân đỉnh đồng có hình dạng bầu dục cân đối, trên đó thường được khắc 3 chữ Hán “Phúc – Lộc – Thọ” hoặc họa tiết song long chầu nguyệt…
  • Phần nắp đỉnh có thiết kế giống như một chiếc bát úp ngược, phần trên cùng của nắp đỉnh được thiết kế thêm hình con nghê, con lân xung quanh nắp đỉnh là những lỗ nhỏ để khi đốt hương, khói thoát ra từ đó.
  • Phần đế đỉnh được thiết kế hình tròn, kích thước cân đối với phần thân đỉnh bên trên. Xung quanh của mép đế đỉnh sẽ có đường viền nhô cao hơn với tác dụng giữ cho ba chân đỉnh được ổn định. Mặt trước của đế đỉnh thường khắc, chạm, đúc hoạ tiết hình rồng, dơi, hoa sòi đặc trưng trong phong tục thờ cúng của người Châu Á.
  • Phần chân đỉnh thường được đúc gắn liền với phần thân đỉnh.
  • Bộ phận cuối cùng của đỉnh đồng là 2 tai mây. Bộ phận này gắn liền với 2 bên thân của đỉnh đồng.

Đỉnh đồng gồm 5 bộ phận
Đỉnh đồng bao gồm 5 bộ phận khác nhau cấu thành (Ảnh: Internet)

Đỉnh đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng sau khi du nhập vào Việt Nam cũng được thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán đặc trưng của người dân Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất của đỉnh đồng Trung Quốc với đỉnh đồng của Việt Nam là đỉnh đồng Trung Quốc trên nắp được thiết kế với hình tượng con Lân còn đỉnh đồng của Việt Nam trên nắp đỉnh gắn liền với hình tượng con Nghê. Con nghê là hình ảnh của một loài chó nuôi trong nhà. Đây là một loài vật nuôi trung thành, luôn bảo vệ bình an cho gia đình. Hơn nữa, đỉnh đồng với hình ảnh con nghê còn có ý nghĩa xua đuổi tà khí, ngăn chặn ma quỷ.

Đỉnh đồng có ý nghĩa gì?

Trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam, mỗi vật phẩm được đặt lên bàn thờ gia tiên đều có những ý nghĩa riêng, đỉnh đồng cũng vậy. Đỉnh đồng có ý nghĩa gì?

Đỉnh đồng là vật phẩm được sử dụng để đốt trầm hương, đốt trầm hương trong đỉnh đồng tạo ra mùi hương thầm hơn so với đốt trong các vật phẩm khác. Với tác dụng này, cha ông chúng ta cho rằng, đốt trầm hương trong đỉnh đồng trong tục thờ cúng sẽ thể hiện được tấm lòng thành, sự kính trọng đối với các bậc thần linh, tổ tiên, ông bà đã khuất.

Một ý nghĩa khác là hương trầm tỏa ra từ đỉnh đồng sẽ giúp gia đình hóa giải hung khí, tăng thêm cát khí, gia đình hòa thuận, êm ấp, hạnh phúc, đồng thời tăng thêm trí tuệ, tài lộc và may mắn để đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Theo phong thủy, đỉnh đằng đồng là đại diện cho dương khí – biểu trưng của trời nên thích hợp sử dụng để thờ tự Phật, Thánh, tổ tiên ông bà… Không những thế, nếu ở hai bên đỉnh đồng còn được đặt thêm đôi chân nến, đôi hạc phụng (bộ tam sự, ngũ sự) dùng để thắp sáng sẽ góp phần nâng cao thêm tính lung linh, huyền ảo, uy nghiêm và linh thiêng ở ban thờ.

Cách bày trí đỉnh đồng trên bàn thời gia tiên

Trong tục thờ cúng của người Việt Nam, mỗi chi tiết, mỗi vật phẩm, mỗi vị trí đặt vật phẩm đều được chú trọng vì chúng đều ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa và sự linh thiêng của tục thờ cúng. Ngược lại nếu đặt vật phầm thờ cúng sai phong thủy có thể dẫn đến điều không may mắn đối với cả gia đình. Nguyên tắc bày đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên như sau:

  • Bộ đồ thờ đỉnh đồng là trọng tâm phải bài trí đầu tiên sau đó tiếp tục bày trí các vật phẩm khác.
  • Đỉnh đồng phải được đặt ở nơi cao nhất và trung tâm nhất của bàn thờ, ngay trước di ảnh hoặc bài vị, ngai thờ. Trên tường phía sau đỉnh đồng có thể theo bộ hoành phi, cuốn thư.
  • 2 bên của đỉnh thờ sẽ đặt đôi hạc chầu, cách đỉnh đổng từ 5-10cm. Sen của đôi chầu hạc thường cao hơn đỉnh thờ một chút. Tiếp đó, bạn sẽ đặt đôi chân nến bên cạnh đôi hạc nhưng hướng về phía trước bàn thờ tạo thành hình chữ V mở rộng. Ngoài ra, các vật phẩm khác trên bàn thờ như đèn thờ, ống hương, lọ hoa có thể đặt một bên hoặc đặt hai bên cân xứng với đỉnh đồng.

Bày trí đỉnh đồng
Bày trí đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên đúng cách (Ảnh: Internet)

Bàn thờ gia tiên phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, không được di chuyển các vật phẩm trên bàn thờ nếu không nằm trong khoảng thời gian có thể di chuyển các vật phẩm để tránh đắc tội hoặc ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ gia tiên. Những ngày mồng 1 và 15 hằng tháng, nhớ thắp hương, thay hoa tươi và đặt cúng phẩm để thờ cúng các vị thần, hương linh ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính, biết ơn.

Tục thờ cúng của người dân Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều nét truyền thống tốn đẹp với những ý nghĩa gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Chúng tôi hi vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm được đỉnh đồng có ý nghĩa gì, cách đặt đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên để đảm bảo các vật dụng được đặt đúng phong thủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *