Những điều cần biết về bàn thờ Thần Tài trong gia đình

Bàn thờ thần tài

Bên cạnh thờ cúng gia tiên, ông Táo thì việc cúng Thần Tài cũng được các gia đình Việt coi trọng. Dưới đây gốm Bát Tràng Đoàn Quang sẽ chia sẻ những điều cần biết về bàn thờ Thần Tài trong gia đình. Bạn hãy tham khảo và áp dụng để nhận về nhiều điều tốt lành trong cuộc sống nhé.

Danh mục bài viết

Lịch sử, nguồn gốc – ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài

Theo truyền thuyết Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc và may mắn trong nhân gian, giúp công việc làm ăn, buôn bán thuận lợi. Bàn thờ Thần Tài thường được đặt trong những gia đình kinh doanh kết hợp với việc thờ cúng ông Địa nhằm đem lại sự giàu có cho gia chủ.

Lịch sử, nguồn gốc của bàn thờ Thần Tài

Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi – một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi giúp vua Việt Vương xây dựng nước nhà bình yên, Phạm Lãi đã cùng Tây Thi từ bỏ chốn quan trường và đi ở ẩn. Không lâu sau, ông trở thành một thương buôn thành đạt và giàu có, được người dân tôn lên làm Thần Tài.

Từ đó cho đến nay, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng người dân làm làm lễ cúng Thần Tài để cầu mong cả năng sung túc, tài lộc đầy nhà.

Tục thờ vị Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Trong gia đình hoặc cửa hàng buôn bán, bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt dưới đất, ở một góc trước cửa ra vào nhằm tiếp đón những điều may mắn.

Ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài

Đối với các doanh nhân, thương nhân ngày vía Thần Tài rất quan trọng. Đây không chỉ là ngày cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cho gia đình mà còn cầu mong được đổi vía để có những điều tốt lành hơn cho năm tiếp theo. Do đó, vào ngày mùng 10/1 hàng năm các gia chủ thường làm lễ cúng bài tại nhà hoặc lên chùa hành lễ. 

ý nghĩa bàn thờ thần tài

Trong cuộc sống của người dân Việt, việc lập bàn thờ Thần Tài sẽ là cách để các vị Thần trông coi nhà cửa, tiền vàng giúp con đường công danh sự nghiệp của các thành viên trong gia đình sáng lạn hơn. Đồng thời, đây cũng là nơi để trao gửi niềm tin vào một cuộc sống sung túc, mùa màng bội thu và mỗi người sẽ luôn dồi dào sức khỏe. 

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà

Theo phong thủy, vị trí đặt bàn thờ Thần Tài quyết định rất lớn đến sự linh thiêng và tài lộc của gia đình cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Đặt bàn thờ Thần Tài dưới nền đất

Bàn thờ Thần Tài không được đặt lên trên cao mà phải đặt dưới nền đất, ở một góc trước cửa ra vào. Tuy nhiên, bạn lưu ý phải lựa chọn nơi sáng sủa, đảm bảo độ sạch sẽ nhất. Đồng thời, bạn cần tắm rửa thường xuyên cho vị thần này bằng nước sạch, sau đó lau khô, xịt nước thơm và thắp hương.

Vị trí đặt bàn thờ thần tài trong nhà
Đặt bàn thờ thần tài dưới đất và hướng quay ra cửa chính

 

Đặt bàn thờ ở vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách

Gia chủ nên đặt bàn thờ ở vị trí quan sát được hết sự vào ra của khách. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn hướng phù hợp với tuổi hoặc tuân theo hướng đón khí lộc vào trong nhà. Tốt nhất, gia chủ hãy chọn lấy các cung Quý Nhân, Thiên Lộc giúp thu nhận nhiều tài lộc trong việc kinh doanh. 

Không đặt bàn thờ Thần Tài gần nơi ô uế

Thờ cúng là việc rất linh thiêng nên khi đặt bàn thờ bạn cần hết sức chú ý đến không gian xung quanh. Mặc dù, bàn thờ Thần Tài để ở dưới nền đất nhưng bạn tuyệt đối không được đặt đối diện hoặc gần khu vực nhà vệ sinh hay nhà tắm. Bởi vì, đây được xem là những nơi không sạch sẽ, có mùi khó chịu trong nhà nên sẽ thể hiện sự bất kính với các vị thần. 

Bộ đồ gốm sứ cho bàn thờ Thần Tài

 Khi lập bàn thờ Thần Tài, mỗi gia đình, doanh nghiệp đều mong muốn nhận được sự thuận lợi và may mắn trong việc làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, để có được những điều đó, chúng ta cần mua sắm đầy đủ bộ đồ gốm sứ chất lượng cho bàn thờ Thần Tài.

Các đồ gốm sứ cho bàn thờ Thần Tài

Bộ gốm sứ thờ cúng là những vật phẩm quan trọng và cần thiết được sử dụng trên bàn thờ Thần Tài. Tuy nhiên, tùy theo kích thước của bàn thờ mà gia chủ có thể thêm hoặc bớt một vài vật dụng khác nhau. 

  • Tượng Thần Tài – ông địa
  • Bát hương và lọ hoa
  • Ống hương và chóe thờ
  • Nậm rượu và Kỷ chén thờ 
  • Đèn thờ và mâm bồng dùng để đựng hoa quả
  • Bát sâm
  • Ông Cóc, tượng Di Lặc
  • Cây phong thủy để bàn thờ

Lựa chọn gốm sứ cho bàn thờ Thần Tài chất lượng

Không chỉ đóng vai trò là không gian linh thiêng, bàn thờ còn giống như kho tài vận của gia đình. Do đó, việc chọn mua đồ gốm sứ chất lượng cho bàn thờ Thần Tài cũng cần được chú trọng. Dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng, gốm sứ Đoàn Quang liên tục cập nhật các mẫu đồ thờ cúng với đầy đủ các kích thước, mẫu mã khác nhau.

Bên cạnh các sản phẩm có sẵn, Đoàn Quang còn hỗ trợ khách hàng làm đồ thờ cúng Bát Tràng theo yêu cầu với mức giá cạnh tranh. Đặc biệt, chúng tôi luôn có chính sách ưu đãi, giảm giá cho các khách hàng khi mua sản phẩm với số lượng lớn và tổ chức các chương trình khuyến mãi hàng năm.

Vì vậy, gốm Đoàn Quang xứng đáng là địa chỉ chi tin cậy của thương hiệu Cửa Hàng Gốm sứ Bát Tràng để các gia đình Việt tỏ lòng thành kính của mình với gia tiên và các vị thần. 

Cách bài trí, sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài

Việc bài trí, sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài đúng cách sẽ tăng thêm phần trang trọng và thể hiện được lòng thành kinh của chủ nhà, chủ doanh nghiệp đối với các vị thần. Theo đó, các đồ vật sẽ được sắp xếp như sau:

Cách bài trí bàn thờ thần tài

  • Phía trong cùng của bàn thờ sẽ được dán trên vách là một tấm bài vị của Thần.
  • Tiếp đến là hai ông Thần Tài – Thổ địa được đặt chung với nhau. Theo hướng từ ngoài vào Thần Tài sẽ đứng ở vị trí bên trái và Thổ địa đặt bên phải.
  • Phía dưới hai ông sẽ để 3 chóe thờ dùng để đựng nước, rượu tượng trưng cho những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người. 
  • Ở giữa bàn thờ sẽ đặt 1 bát hương để thắp nhang hàng ngày hoặc vào dịp lễ tết. Khi lau chùi, gia chủ cần hạn chế làm bát hương xê dịch để tránh những điều không may.
  • 1 lọ hoa cúng Thần Tài nên được đặt ở bên phải bàn thờ, có thể chọn hoa hồng, hoa đồng tiền hay hoa cúc đều được. 
  • Bên tai trái bàn thờ là khu vực để mâm bồng đựng các loại ngũ quả với đủ màu sắc khác nhau nhưng tránh chọn quả có gai dễ mang sát khí vào nhà. 
  • Đặc biệt, trong khu vực bàn thờ chủ nhà có thể dụng 5 kỷ chén thờ xếp thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương.
  • Ông cóc trên bàn thờ Thần Tài được đặt bên trái, sáng quay cóc hướng ra ngoài và tối quay cóc vào bên trong. 
  • Phần ngoài cùng trên mặt đất thường sẽ được đặt một cái bát sâu bằng gốm sứ có đổ đầy nước và rắc lên trên những cánh hoa hồng. Như vậy, tiền bạc trong nhà sẽ không bị cuốn đi. 

Cách dâng hương và lễ vật cho bàn thờ Thần Tài

Thần Tài được xem là vị thần mang lại tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình hay công ty. Vì vậy, người Việt Nam chọn ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài. 

+ Cách bày đồ cúng bàn thờ ông địa

Lễ vật cho bàn thờ cúng Thần Tài

Đồ lễ cúng Thần Tài chỉ cần chuẩn bị đơn giản, không nên quá cầu kỳ và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Các lễ vật cần chuẩn bị để thực hiện nghi lễ theo phong tục bao gồm:

Hương: Bạn có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc tối đều được nhưng quan trọng là phải chọn được giờ tốt để dâng hương, hành lễ giúp kích hoạt vận khí trong nhà.

  • Nước: Với chén nước dùng để cúng Thần Tài bạn chỉ cần rót một lượng nước vừa đủ, cách miệng chén khoảng 1 cm.
  • Hoa tươi: Gia chủ nên chọn dùng hoa bằng gốm sứ, chọn loại hoa có nụ, hương thơm và tuyệt đối không được dùng hoa nhựa để làm lễ. 
  • Các loại quả: Chú ý chọn từ 5 loại quả trở lên và đảm bảo chúng vẫn còn tươi ngon, nguyên vẹn.
  • Đèn hoặc nến giúp không gian bàn thờ thêm ấm cúng và linh thiêng.
  • Gạo, muối đựng vào từng chén riêng.
  • Bộ tam sên hay bánh trái để tỏ lòng thành kính. 

Cách dâng hương làm lễ cúng Thần Tài

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ sẽ thắp nhang và đọc bài văn khấn Thần Tài để kính xin ngài phù hộ, độ trì cho gia đình bình an, con cháu khỏe mạnh, phát tài phát lộc, sở cầu được như ý.

Bạn chú ý một lần phải thắp 5 cây nhang. Đồng thời, gia chủ thay nước uống khi đốt nhang cũng như nước uống trong lọ hoa. Bạn cần tránh để các con vật trong nhà như chó, mèo làm ô uế hoặc đổ vỡ khu vực bàn thờ. 


cách dâng hương lễ cúng cho bàn thờ thần tài Khi thắp hương làm lễ xong, gia đình nên giữ lại gạo và muối dùng để lấy lộc, không được vãi ra bên ngoài. Vàng mã thì đốt ở ngoài, còn rượu và nước thì đứng ngoài cửa rồi tưới vào nhà giúp có nhiều tài lộc. Đối với bộ tam sên hoặc bánh trái, gia chủ cũng nên chia nhau dùng trong gia đình, tránh việc mang cho người ngoài. 

Xem thêm : Ý Nghĩa bàn thờ ông táo

Cúng Thần tài thổ địa vào ngày nào trong tháng?

Hàng tháng, gia chủ nên chú ý việc vệ sinh bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho tượng Thần Tài cần đảm bảo sạch sẽ và tuyệt đối không mang dùng vào việc khác. 

Việc thắp hương và cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của, phước đức và vận mệnh của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta hãy làm người tốt, sống lương thiện và làm ăn chân chính, chắc chắn sẽ được Thần Tài phù hộ.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về bàn thờ Thần Tài trong gia đình. Hy vọng, mỗi gia chủ sẽ biết cách sắp xếp và thực hiện việc thờ cúng hợp lý. Hãy đến với gốm Đoàn Quang để chọn được bộ gốm sứ cho bàn thờ ưng ý và chất lượng nhé. 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ 1: 384 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
  • Hotline: 0913 769 770
  • Website: gombattrangdoanquang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *