Quả bồng bồng là quả gì? Có thể với nhiều người bồng bồng vẫn còn tương đối xa lạ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tất tần tật về bồng bồng. Từ đó, các bạn có thể biết và hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây này đối với sức khỏe con người.
Cây bồng bồng vẫn còn xa lạ với đối với nhiều người (Ảnh: Internet)
Đối với người Việt, bồng bồng được xem là một loại thảo dược quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Loại cây này thường được ứng dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hen và xoang. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến loại cây này và sử dụng chúng theo đúng công dụng. Vậy loại cây này có gì đặc biệt? Các bạn đã sẵn sàng tìm hiểu cùng Gốm Sứ Bát Tràng Đoàn Quang chưa?
Danh mục bài viết
Bồng bồng là gì?
Bồng bồng còn có nhiều tên gọi khác như cây lá hen, nam tỳ bà, bàng biển… Loại cây này được nhân gian dùng bào chế thành thuốc và chữa một số loại bệnh. Ở nước ta, loại cây này thường mọc hoang ở rất nhiều nơi đặc biệt là những khu vực ven biển, hải đảo. Chính vì là loài cây mọc hoang nên rất nhiều người nhầm lẫn bồng bồng với các loại cây khác. Điều này đã dẫn đến tình trạng đáng tiếc là không thể điều trị được bệnh mà kéo theo một số hệ quả nghiêm trọng. Ngày nay, bồng bồng đã được người Việt trồng trọt để khai thác.
Đặc điểm nhận dạng của bồng bồng
- Cây có chiều cao trung bình khoảng 5-7m, cành có lông, lá mọc đối nhau, mỗi chiếc lá có chiều dài khoảng 12-20cm. Đặc biệt, cả 2 mặt của lá đều có lông trắng song mặt dưới có nhiều hơn.
- Cây cho hoa có màu tím, hình ống dài, mọc thành chùm, bao gồm có 5 đài.
- Quả bồng bồng có dạng hình cầu, mỗi quả có 2 đại và nhiều hạt. Hạt có chiều dài khoảng 23mm.
Công dụng của bồng bồng
Lá là bộ phận của cây bồng bồng dùng để tạo thành nhiều bài thuốc nhất. Bởi trong lá có chứa calotropin, khi thuỷ phân sẽ cho calotropagenin. Với lá bồng bồng, người ta có thể thu hoạch quanh năm để làm thuốc. Đối với lá sau khi rửa sạch lớp lông bên ngoài, thái nhỏ, phơi khô thì cần được bảo quản trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu để trong thời gian lâu dài, bạn cần đem lá ra phơi lại dưới nắng để tránh trường hợp bị ẩm mốc.
Bồng bồng được dùng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như hen phế quản, hen suyễn, ho, cảm sốt, viêm đường hô hấp, đau nhức răng, sưng viêm răng… Đặc biệt, bồng bồng có chứa thành phần các chất có thể hỗ trợ hoạt động của tim mạch. Song nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể khiến cho hệ thần kinh phó giao cảm và gây ra những triệu chứng như nôn, hạ huyết áp… Chính vì thế, các bạn cần kiểm tra liều lượng sử dụng thật thận trọng.
Bồng bồng được dùng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau (Ảnh: Internet)
Lưu ý về thành phần sử dụng của cây bồng bồng
- Về cách sử dụng, vị thuốc cây bồng bồng được dùng bằng cách sắc dạng nước. Các thầy thuốc khuyên rằng, các bạn chỉ nên được dùng từ 6-12g/ngày.
- Tùy vào từng loại bệnh điều trị, bạn có thể cân nhắc dùng cây khô hoặc tươi để nấu nước sử dụng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ bồng bồng
1. Chữa ho
- Cần có: 10g lá bồng bồng, 15g vỏ rễ cây dâu, 15g cam thảo.
- Rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi, đổ thêm 1 thăng nước, bắc lên bếp bắt đầu nấu cho đến khi còn khoảng 300ml.
- Chia thuốc thành 3 lần uống bằng nhau, trước khi uống bạn nên hâm lại để thuốc ấm.
- Liều lượng: Dùng 1 thang thuốc/ngày.
2. Diệt chấy
- Cần có: Nhựa cây bồng bồng, dầu dừa (liều lượng 2 nguyên liệu bằng nhau).
- Cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi hỗn hợp trong nồi bắt đầu ấm lên, bạn dùng tay thoa đều lên tóc và ủ trong vòng khoảng 1 tiếng. Xả lại tóc với nước sạch một lần nữa.
3. Điều trị bệnh phế quản
- Cần có: 7-10 lá bồng bồng.
- Cho lá bồng bồng vào nồi, thêm 1 lít nước, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Tiếp tục đun cho đến khi nước trong nồi còn lại khoảng 500ml.
- Chia thuốc thành 4 lần uống bằng nhau, trước khi uống cũng cần hâm ấm để thuốc phát huy hết tác dụng.
- Liều lượng: Dùng 1thang/ngày, duy trì sử dụng trong thời gian cho đến khi bệnh hết hẳn.
4. Chữa bệnh hen suyễn
- Cần có: 20g lá bồng bồng, 30g rau khúc, 16g cam thảo đất.
- Cho tất cả vị thuốc vào nồi, thêm 600ml nước, đun với lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn lại khoảng 200ml.
- Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần duy trì 1thang/ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
5. Chữa viêm đường hô hấp
- Cần có: 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất, 20g cây cứt lợn (cỏ hôi).
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào nồi có 0.5 lít nước, đun với lửa nhỏ trong vòng khoảng 20 phút.
- Chia thuốc thành 2-3 lần uống/ngày. Không nên dùng quá 1tháng/ngày.
6. Chữa đau răng
- Cần có: 1 ít nhựa cây bồng bồng.
- Lúc đang bị đau răng, bạn bôi trực tiếp nhựa bồng bồng lên, cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi.
Bồng bồng phơi khô thành vị thuốc dân gian được nhiều người sử dụng (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bồng bồng để chữa bệnh
Đối tượng không nên dùng bồng bồng:
Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên dùng cây bồng bồng:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
Chất lượng thuốc:
- Cân nhắc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng để đảm bảo không dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Cần hạn chế tự tìm cây bồng bồng vì chúng rất dễ nhầm lẫn với các loại cây khác.
- Tốt nhất, các bạn nên tìm mua tại các cơ sở thuốc Đông Y uy tín, chất lượng.
- Đồng thời, các bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể sử dụng thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn không chỉ biết được quả bồng bồng là quả gì mà còn biết nhiều thông tin hữu ích về cây bồng bồng hơn. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn được phương thuốc dân gian phù hợp để điều trị bệnh cho bản thân và người thân khi cần thiết nhé.
Đừng quên theo dõi Gốm Sứ Bát Tràng Đoàn Quang để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.